Mô hình và kỹ thuật canh tác Quýt hồng

Kỹ thuật canh tác

Chuẩn bị đất

líp rộng 5m, độ cao cách mặt nước ngầm tối thiểu 80 cm, mương rộng từ 1,5-2m.

Chuẩn bị giống

Giống được trồng ngoài líp ươm khoảng một năm tuổi. Cây con được trồng bằng hạt hoặc cành chiếc. Chọn cây con khoẻ phát triển tốt, có dáng thẳng, chiều cao từ 0,8-1,2m, lá to có đọt non phát triển tốt.

Nếu giống trồng bằng hạt thì chọn trái của những cây có tuổi từ 5 năm tuổi trở lên, cây xay trái, trái to, vỏ đẹp, trái có ít múi và múi to.

Nếu giống là nhánh chiết tiêu chuẩn chọn cây lấy cành chiết tương tự như cây lấy hạt. Chọn những nhánh phát triển tốt để chiết.Giống phải đảm bảo tuyệt đối sạch bệnh.Thường xuyên cắt tỉa cành vượt, cành bị sâu bệnh, những cành yếu chậm phát triển. Quản lý sâu vẽ bùa và một số bện khác

Giai đoạn nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng tăng do đó cần phải tăng lượng phân cho cây. Lượng phân bón cho 1 ha như sau: định kỳ hai tháng bón một lần.

+ Phân chuồng 50 kg

+ NPK 20 kg

  • Giai đoạn kích thích cây ra hoa hoa

Giai đoạn này phải đảm bảo đủ nước và tăng cường thêm lượng phân có bổ sung thêm phân DAP. Lượng phân bón cho 1ha như sau:

+ Phân chuồng 100 kg

+ NPK 10 kg

+ DAP 30 kg

  • Giai đoạn sau khi đậu trái

Sau khi đậu trái 45 ngày ngoài nước tưới thì nhu cầu phân như sau

+ Phân chuồng 200 kg

+ NPK 25 kg

+ DAP 20 kg

Định kỳ 1,5-2 tháng bón một lần

Ngoài nhu cầu phân và nước giai đoạn này cần chú ý các loại côn trùng gây hại chính như: nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng, sâu vẽ bùa, sâu đục vỏ trái.

Phòng trừ bằng cách thường xuyên quan sát phát hiện sớm nếu phát hiện nhện gây hại thì phun một số loại thuốc như Alphamai, Nisuran, Casudan, F94, Octus...